Tohoku vượt qua thiên tai

Bài: Noriko Tabata (Adventure Japan), Junichi Ouchi.
Jan 1, 2018

Ảnh: Yuji Tozawa (Adventure Japan), Sendai City Kankou kouryuu – ka, Aizu Wakamatsu City. Biên dịch: Lăng Vi, Lê Mai

Đã 3 năm trôi qua kể từ ngày 11/3/2011, khi vùng Đông Bắc (Tohoku) Nhật Bản hứng chịu cơn đại địa chấn. Suốt 3 năm đó, vùng Tohoku vẫn không ngừng cố gắng phục hồi. Đáp lại, những hoạt động của ngành du lịch dần được tái lập và những địa điểm tham quan đã bắt đầu mở cửa trở lại. Hãy cùng Kilala khám phá những điểm du lịch quyến rũ của 3 tỉnh Iwate,  Miyagi và Fukushima – những địa phương đã vươn lên một cách thần kì sau thiên tai.

Tỉnh Iwate: Sanriku Tetsudou

Đã 3 năm trôi qua. Thông báo "Đường sắt Sanriku Tetsudou hoạt động trở lại" được xem như một biểu tượng cho sự hồi phục sau thiên tai, đồng thời chất chứa niềm hân hoan và hi vọng của những người dân Nhật Bản. Năm ngoái, thông báo này xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Amachan" (NHK) nổi tiếng trên toàn đất nước và nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Đường sắt Sanriku Tetsudou là tuyến tàu hỏa chạy dọc theo bờ biển vùng Sanriku của tỉnh Iwate, tuyến Kita Rias (khoảng 71km) về hướng Bắc và tuyến Minami Rias (khoảng 36,6km) về hướng Nam. Mặc dù đã chịu thiệt hại nặng nề bởi sự tàn phá của sóng thần trong trận động đất năm 2011, vào ngày 6/4 năm nay cả hai tuyến đã hoạt động trở lại. 

Tohoku vượt qua thiên tai

Nét hấp dẫn của Sanriku Tetsudou chính là cảnh sắc Thái Bình Dương lướt qua bên ngoài khung  cửa sổ tàu hỏa. Còn gì tuyệt hơn khi vừa ngắm nhìn phong cảnh thay đổi liên tục, vừa thưởng thức món Unidon (cơm nhum biển) hay Ekiben (※) trứ danh của Sanriku Tetsudou.

Tohoku vượt qua thiên tai

Ngày 6/4, nhiều người từ khắp nước Nhật tập trung đến đây chúc mừng và chia sẻ niềm vui khi đường sắt Sanriku Tetsudou tái hoạt động toàn bộ

Tohoku vượt qua thiên tai

Tàu hoả Kotatsu

Một điểm thu hút khách du lịch khác của Sanriku Tetsudou chính là "Tàu hỏa Kotatsu", tuyến tàu đi từ ga Kuji đến ga Miyako và chỉ chạy trong mùa đông (tháng 12 – cuối tháng 3). Trên chuyến tàu độc nhất vô nhị này, chỗ ngồi thông thường được thay bằng bàn Kotatsu – bàn sưởi truyền thống của Nhật. Hành khách ngồi bệt, quây quần quanh chiếc bàn phủ chăn ấm, thích thú tận hưởng chuyến du ngoạn mùa đông của mình. Bạn sẽ chỉ tìm thấy chuyến tàu Kotatsu này ở Sanriku Tetsudou mà thôi, hãy đi thử khi có dịp nhé! 

Tohoku vượt qua thiên tai

Tỉnh Miyagi: Sendai/Matsushima

Sendai là thành phố trung tâm của tỉnh Miyagi. Lâu đài Sendai nổi tiếng, được xây dựng vào thời Edo bởi vị tướng Date Masamune, chính là biểu tượng của thành phố. 
thành phố SendaiVào ngày 6/8 – 8/8 hàng năm, "Lễ hội Sendai Tanabata" sẽ được tổ chức thật trang hoàng và lộng lẫy, thu hút rất nhiều khách đến xem. 
lễ hội Sendai Tanabata

Tỉnh Miyagi còn có một địa danh du lịch nổi bật khác là công viên tự nhiên Matsushima. Đây là một trong những Nihon Sankei※ của nước Nhật. Nằm trong vịnh Matsushima là gần 260 hòn đảo lớn nhỏ. Từ trên đảo nhìn ra tứ phía Đông Tây Nam Bắc, khắp nơi đều là cảnh đẹp, màu xanh của biển và màu xanh của núi rừng điểm xuyết thêm những hoa cỏ bốn mùa, thật là tuyệt sắc thiên nhiên!

công viên tự nhiên Matsushima

※Nihon Sankei dùng để gọi ba địa điểm có phong cảnh tuyệt đẹp của Nhật Bản, bao gồm Matsushima của tỉnh Miyagi, Amanohashidate của tỉnh Kyoto và Miyajima của tỉnh Hiroshima.

Tỉnh Fukushima: Aizu/Kitakata

Tỉnh Fukushima là nơi có nghề trồng lúa lâu đời và được bao bọc bởi hệ thống sông, hồ, núi non trù phú, tiêu biểu là ngọn núi Bandaisan. Nghề sản xuất rượu ở vùng này cũng trở nên rất nổi tiếng với loại rượu Nhật Bản hảo hạng nhờ nguyên liệu được lấy từ dòng nước trong lành chảy từ dãy núi Iitoyo. 
Tohoku vượt qua thiên tai
Hầm ủ rượu hoạt động từ năm 1790 tại Kitakata
Ngoài ra, "thành phố Aizu Wakamatsu" còn thu hút một số lượng lớn du khách yêu thích lịch sử đổ về tham quan bởi nơi đây được mệnh danh là thị trấn của võ sĩ đạo từ thời Edo đến thời Meiji - khoảng thời gian mà lịch sử Nhật Bản có nhiều biến chuyển.
Tohoku vượt qua thiên taiTừ năm 1868 đến năm 1869, Nhật Bản xảy ra nội chiến giữa chính quyền mới và chính quyền cũ (chiến tranh Boshin). Khi ấy thành Aizu Wakamatsu chính là cơ sở của quân Aizu thuộc lực lượng chính quyền cũ. Hiện nay nơi này là một trong những địa điểm du lịch được ưa thích nhất tại Nhật Bản.

Trong khi đó, thành phố Kitakata kế bên lại được biết đến như một thị trấn của các thương nhân. Nơi này hiện được biết đến như trung tâm của mì ramen với gần 100 quán mì vào mùa cao điểm. Khoảng năm 1920, một hình thức bán mì ramen mới được du nhập từ Trung Quốc: thanh niên đứng bán mì tại các xe đẩy. Đây được cho là khởi nguồn của "Kitakata Ramen". Sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến Kitakata nhưng lại quên nếm thử hương vị của loại ramen này.

Tohoku vượt qua thiên tai

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU