CEO Nhật linh hoạt chống dịch cho nhà máy Việt Nam từ xa

Nguồn: Zing NewsOct 23, 2021

Để đối phó với tình hình dịch bệnh phức tạp mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất, CEO
Tadateru Mitani đã phối hợp chặt chẽ với các cộng sự ở Việt Nam để đưa ra giải pháp chống dịch từ xa.

Mitani Sangyo là một tập đoàn với gần 100 năm hoạt động tại Nhật Bản. Đến năm 1997, Mitani Sangyo thành lập công ty Mitani Aureole Việt Nam (nay là Aureole Mitani Chemical & Environment Inc.) chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa chất, phát triển phần mềm, linh kiện. Đến nay, Aureole Group tại Việt Nam đã sở hữu 13 cơ sở trải dài trên cả nước, 7 công ty thành viên và 70% tổng số công nhân viên của tập đoàn là người Việt Nam. Khi làn sóng COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam diễn ra với mức độ nghiêm trọng tăng cao so với ba lần trước, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, lao đao, và Aureole Group cũng không phải ngoại lệ. Điều này đã buộc ban lãnh đạo của tập đoàn phải đưa ra những giải pháp nhanh chóng, hữu hiệu để đối phó với tình trạng trên.

Mitani

Nhà máy của Công ty TNHH Aureole Fine Chemical Products thuộc Tập đoàn Mitani Sangyo tại Đồng Nai. Ảnh: Obayashi Vietnam

Đây trở thành một thách thức đối với vị doanh nhân trẻ 37 tuổi Tadateru Mitani – Tổng giám đốc và là người thừa kế đời thứ 3 của Tập đoàn Mitani Sangyo, sao cho vừa đảm bảo an toàn cho công nhân viên, vừa duy trì sản xuất ổn định trước diễn biến khó lường của dịch bệnh và tuân thủ các quyết sách của Chính phủ Việt Nam.

mitani

CEO Tadateru Mitani. Ảnh: Zing

Từ tháng 05/2021, nhận thức được tình hình nghiêm trọng của đợt dịch này, Tập đoàn Mitani Sangyo ở Nhật Bản đã thành lập ngay "Bộ phận đối ứng phòng, chống dịch Corona" để bằng mọi giá, đảm bảo sự an toàn cho khoảng 2.600 nhân viên của tập đoàn trên khắp Việt Nam. Cái khó của của vị CEO trẻ tuổi là không trực tiếp có mặt tại Việt Nam do các biện pháp đi lại khó khăn, và việc điều hành từ xa phụ thuộc rất nhiều vào những cộng sự tại Việt Nam.

"Chúng tôi đã nắm bắt được từng quy định và tình trạng lây nhiễm từ thông báo chính thức của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, đồng thời xây dựng các biện pháp với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn cho nhân viên", ông Tadateru Mitani nói thêm.

mitani

Ảnh: Aureole Group

Tại Việt Nam, ban lãnh đạo "Bộ phận đối phó dịch Corona" cũng như trưởng văn phòng đại diện và các giám đốc của 7 công ty thành viên tổ chức họp theo hình thức trực tuyến hàng tuần để trao đổi thông tin, cập nhật về tình hình dịch bệnh và thảo luận các biện pháp ứng phó tại mỗi công ty. Đối với nhân viên khối văn phòng (thuộc 3/7 công ty) sẽ được làm việc tại nhà (work from home). Nhân viên được mang máy tính về nhà, thông qua trực tuyến và SNS để liên lạc giữa quản lý với cấp dưới nhằm tiếp tục công việc kinh doanh. Còn đối với 4 công ty sản xuất thì sẽ áp dụng “3 tại chỗ” theo chỉ thị của tỉnh Đồng Nai. 

"Ngoài việc hạn chế số lượng nhân viên, chúng tôi cũng cân nhắc kỹ lưỡng về các vấn đề như căng thẳng tâm lý do phải sinh hoạt tại nhà máy. Ngoài ra, liên quan đến các đơn đặt hàng và yêu cầu giao hàng từ khách hàng, chúng tôi tổ chức các cuộc họp trực tuyến để tiếp tục kinh doanh chỉ với một lượng nhân viên hạn chế", ông Tadateru Mitani cho biết.

Trước các quy định và chỉ thị của Chính phủ Việt Nam, Tổng giám đốc Mitani Sangyo cho biết ông mong muốn một hệ thống cho phép cân bằng giữa cuộc sống an toàn nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục của công việc kinh doanh sẽ được thiết lập càng sớm càng tốt. Phương án này có thể được thực hiện thông qua đánh giá kỹ lưỡng hệ thống y tế và thay đổi linh hoạt chính sách đối phó dịch bệnh.

Mặc dù có ý kiến cho rằng, các quy định phòng chống dịch của Việt Nam quá khắt khe so với nhiều quốc gia, vị doanh nhân cho rằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP dương trong khu vực của Việt Nam sẽ giúp thu hút nguồn vốn FDI trong tương lai.

"Sau những gì diễn ra trong thời gian dịch bệnh, tôi cũng nghĩ rằng doanh nghiệp nên đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất", ông Tadateru Mitani đánh giá.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU