Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ Nikkei, tỉ phú thương hiệu thời trang Uniqlo, ông Tadashi Yanai đã chia sẻ 5 bí quyết trở thành nhà quản lí thành công. Với tài sản 23 tỉ USD, Tadashi Yanai hiện là người giàu thứ hai Nhật Bản, Uniqlo hiện có 836 cửa hàng tại Nhật, 416 cửa hàng tại Trung Quốc, 39 cửa hàng tại Mỹ và 27 cửa hàng tại châu Âu.
"5 bí quyết vàng" của tỉ phú Tadashi Yanai
1. Dám suy nghĩ lớn
Khẩu hiệu mà Yanai đặt ra cho Uniqlo chính là: "Thay quần áo, thay đổi trí tuệ thông thường và thay đổi thế giới". Theo ông, một doanh nhân thực sự có nghĩa là người phải dám suy nghĩ lớn và khai thác hết tiềm năng của mình. Năm 18 tuổi, lần đầu tiên ông được đặt chân tới nước Mỹ và luôn nghĩ đến việc thực hiện "giấc mơ Mỹ", ước mơ Uniqlo có ngày phát triển hùng mạnh hơn cả Gap. Sau 3 thập kỷ, tham vọng của Yanai đã thành hiện thực. Sau khi thành danh tại Mỹ, trọng điểm của Uniqlo đang chuyển hướng nhiều hơn tới tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc và Đông Nam Á.2. Dậy sớm
Yanai thường dậy rất sớm, từ 5 giờ đến 5:30 sáng và có mặt ở văn phòng làm việc từ 6:45 hàng ngày. Ông cũng có thói quen rời văn phòng sớm, khoảng từ 3 đến 4 giờ chiều. Theo ông, điều đó sẽ giúp một giám đốc điều hành có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ.Không chỉ áp dụng kỷ luật với bản thân, Yanai còn áp dụng với doanh nghiệp của mình. Uniqlo quy định, ghi chép và phân tích mọi hành động của từng nhân viên, từ cách bắt tay kiểu Nhật cho tới cách trả lời khách hàng.
Tại tất cả các cửa hàng, những nhân viên trong cửa hàng phải lặp lại "6 cụm từ tiêu chuẩn", đó là 6 câu nói mà họ sẽ phải dùng khi trao đổi với khách hàng.
"Xin chào, tên tôi là Uniqlo, hôm nay quý khách có thấy khỏe không?"
"Quý khách đã tìm thấy hết mọi thứ mình cần chưa?".
"Hãy cho tôi biết nếu quý khách cần bất kỳ thứ gì. Tên tôi là Uniqlo*".
"Cảm ơn vì đã đợi".
"Quý khách đã tìm thấy hết mọi thứ mình cần chưa?".
"Xin chào, hẹn gặp lại quý khách".
Mỗi khách hàng tìm tới Uniqlo sẽ được nghe ít nhất 4 trong số những cụm từ trên (Từ Uniqlo sẽ được thay bằng tên của nhân viên). Câu số 2 và câu số 5 được lặp lại bởi chúng sẽ được nói ở 2 thời điểm khác nhau: Khi khách đang tìm đồ và khi thanh toán.
Sau khi khởi động xong, các nhân viên chuẩn bị cho việc mở cửa. Tới 10 giờ sáng, khi cửa hàng bắt đầu mở, các nhân viên bắt đầu thực hiện công việc của mình, nhanh gọn và chuẩn xác như những cỗ máy.
Việc thanh toán tại Uniqlo cũng có thể coi là một nghệ thuật. Nhân viên phải hoàn thành việc thanh toán trong vòng 60 giây. Thỉnh thoảng, có những cuộc thi dành cho các nhân viên xem ai làm nhanh hơn. Các nhân viên sẽ thi với nhau khi vừa thanh toán vừa phải nói 6 cụm từ tiêu chuẩn. Giải thưởng là một chiếc iPod, và người chiến thắng tại cửa hàng ở Soho, chỉ mất 40 giây để hoàn thành công việc.
3. Làm việc chăm chỉ là chưa đủ, phải biết đặt mục tiêu
Yanai quan điểm chỉ cần làm việc cật lực là chưa đủ, nếu không vạch ra được đích đến cho mình, người ta sẽ chìm vào trong một mớ bòng bong và dậm chân tại chỗ. Theo người đàn ông 68 tuổi này, việc quản lý nên giống như đọc một quyển sách từ trang cuối, khi đã xác định được mục tiêu, việc chinh phục nó sẽ dễ dàng hơn.4. Học hỏi từ tiền bối
Cuốn sách gối đầu giường của ông là về tiểu sử của Konosuke Matsushita, người sáng lập hãng Panasonic và Soichiro Honda. Ông cũng khuyên các doanh nhân nên đọc quyển "Managing", một quyển sách được viết bởi huyền thoại Harold Geneen, cựu lãnh đạo của ITT, từng là một hãng công nghệ danh tiếng của Mỹ.5. Không bận tâm việc có trở thành tỷ phú hay không
Yanai tin rằng tiền là một lý do “tuyệt vọng” khi muốn đạt được đỉnh cao trong kinh doanh. Ông chia sẻ có nhiều người bạn của ông cũng là chủ doanh nghiệp đã bị phân tâm quá nhiều bởi yếu tố tiền bạc, điều đó phần nào kìm hãm việc phát triển của công ty. Trung bình mỗi tuần có một cửa hàng của Uniqlo được mở trên thế giới.
Con đường xây dựng đế chế Uniqlo
Từ nhỏ, Tadashi Yanai đã được tiếp xúc với kinh doanh quần áo vì bố mẹ ông mở một cửa hàng quần áo nhỏ. Đến năm 1984, ông mở cửa hàng Uniqlo đầu tiên tại Hiroshima. Cái tên Uniqlo mang ý nghĩa "unique clothing", ngụ ý cửa hàng bán những sản phẩm quần áo độc nhất. 10 năm sau, tính đến tháng 4/1994, có khoảng 100 cửa hàng Uniqlo trên khắp Nhật Bản.Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, ông đã đặt ra mục tiêu biến chuỗi cửa hàng này thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Đến tháng 12/2008, Yanai đã có gần 840 cửa hàng Uniqlo trên toàn thế giới. Trong đó, số lượng cửa hàng ở nước ngoài là khoảng 70, trải dài từ New York đến Paris, Hong Kong, Singapore, Thượng Hải. Trong năm 2009, ông mở được thêm khoảng 30 cửa hàng bên ngoài biên giới Nhật Bản.
Trong suy thoái, chuỗi cửa hàng Fast Retailing vẫn làm ăn phát đạt nhờ phương châm giá rẻ với giá cổ phiếu tăng 43% giá trị trong năm vừa rồi. Để cắt giảm chi phí, ông đi thuê các nhà sản xuất bên ngoài từ Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Bangladesh.
Với mục tiêu doanh thu 50 tỷ USD vào năm 2020, Uniqlo sẽ vượt xa tất cả các đối thủ khác như H&M, Gap hay Inditex (công ty sở hữu thương hiệu Zara). Uniqlo đang xâm chiếm thị trường Mỹ với tốc độ khủng khiếp. Hiện nay, trung bình mỗi tuần có 1 cửa hàng của Uniqlo được mở tại một địa điểm nào đó trên thế giới. Mục tiêu của vị doanh nhân 68 tuổi này, đó là trở thành nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới vào năm 2020. Ông muốn xuất khẩu "phong cách Uniqlo" tới từng đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em trên toàn cầu.
Không kinh doanh quần áo mà kinh doanh công nghệ
Khi được hỏi "Bạn sẽ nói gì khi nghĩ tới Uniqlo?", hầu như người Nhật nào cũng nói "Yasui” - "rẻ". Mặc dù vậy, định vị giá rẻ của Uniqlo lại không giống với các thương hiệu thời trang như Zara hay H&M, điểm mạnh của Uniqlo không nằm ở thời trang mà nằm ở sự tối giản.Thiết kế đơn giản và tiện lợi, nhưng điểm tạo nên mấu chốt khác biệt của Uniqlo lại không nằm ở đây, mà lại nằm ở chất liệu. Ít khi dùng từ đẹp, những người từng mua hàng Uniqlo thường có chung một nhận xét "dân dã" như "vải đẹp", "chất bền", "thoáng",… Ít ai ngờ rằng, để những sợi tổng hợp mặc vào có cảm giác hệt như vải cotton, Uniqlo đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc tiến hành nghiên cứu, thậm chí bắt tay với cả một đối tác của Boeing để tìm ra loại sợi chỉ dày bằng 1/10 so với tóc người để sản xuất ra áo sơ mi, quần sóc và nhiều loại thời trang khác. Nhờ cấu tạo liên kết đặc biệt, loại vải được dệt từ sợi HeatTech giữ nhiệt rất tốt và tránh bị ẩm mốc.
Sau công nghệ Heattech, Uniqlo còn sáng tạo ra thêm nhiều công nghệ sợi đặc biệt nữa như AIRism cho quần áo mát mẻ mùa hè, Ultra Light Down giúp áo khoác trở nên nhẹ nhàng hơn hay màng nhựa Blocktech, phủ quần áo một lớp màng nhựa ngăn gió siêu mỏng.
Mặt khác, Uniqlo cũng thể hiện tinh thần kaizen của mình khi liên tục cải tiến công nghệ. Năm 2011, một sợi HeatTech có 88 chỉ, sang tới năm 2012 thì lại chỉ còn 64, nhưng được cải tiến để mặc ấm hơn hẳn. Năm 2016, "công nghệ HeatTech của Uniqlo đã gần đạt đến sự hoàn hảo"
Yanai suy nghĩ, "Có lẽ là một kích cỡ kệ đựng cho tất cả các loại quần áo", ông vừa nói vừa nghĩ về công nghệ tạo ra loại vải tự động vừa với phom người mặc. "Quần áo không cần giặt ủi. Chỉ cần ngâm nước, vò qua, vắt nước là sạch", hoặc cũng có thể là "quần áo thay đổi màu sắc phụ thuộc vào tâm trạng của anh".
Sẽ là thiếu sót nếu nhắc tới sự thành công của Uniqlo mà không đề cập tới tính kỷ luật của người Nhật. Như đã nói ở trên, Yanai là một người Nhật điển hình và ông đặt rất nặng vai trò của việc quản lý vận hành. Đặc biệt với một chuỗi bán lẻ như Uniqlo, vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu.
"Chúng tôi có ít kiểu dáng hơn, đặc biệt là khi so sánh với những công ty như H&M, Topshop hay Zara. H&M có doanh số lớn hơn, nhưng chúng tôi lại có số lượng đơn đặt hàng nhiều hơn. Chúng tôi áp đảo về số lượng, và do đó có quyền lực trên bàn đám phán với nhà cung cấp", Odake nói.
Điều duy nhất cần phải lưu tâm đó là sản phẩm có giúp bạn tránh bị mưa ướt, hay có thoáng khí không. Những thứ còn lại, có hay không, không quan trọng.
kilala.vn