eMagazine

Hãy tưởng tượng rằng tòa lâu đài mà bạn đang tham quan, hoặc cây cầu mà bạn đang đi, chứa đầy xác người. Truyền thuyết, hay tập tục chôn cất người sống bên trong các cột trụ của các công trình kiến ​​trúc quan trọng, được gọi là Hitobashira ở Nhật Bản, đã tồn tại từ xa xưa và vẫn được thấy trong một số dự án xây dựng của thế kỷ 20.

HITOBASHIRA là gì?

“Hitobashira - 人柱” theo nghĩa tiếng Nhật có nghĩa là “trụ người”, khi một người bị chôn sống dưới hoặc gần các công trình kiến trúc lớn như đập, lâu đài như một lời cầu nguyện tới các vị thần.

Bức tranh về một người đàn ông hi sinh bản thân để xây đập.
Bức tranh về một người đàn ông hi sinh bản thân để xây đập. Ảnh: Thị trấn Fujisakicho

Khi nghĩ về sự hy sinh của con người, chúng ta sẽ nghĩ về những câu chuyện nổi tiếng như các thầy tu Aztec hiến trái tim vẫn còn đập của một người đàn ông còn sống cho các vị thần. Hay câu chuyện về Abraham trong Kinh thánh đặt con trai mình là Isaac lên bàn thờ để làm vật tế thần. Có thể thấy, con người bị hiến tế như một cống phẩm dành cho một vị thần nào đó. Nhưng có lẽ sự hy sinh con người kỳ lạ nhất là dành cho xây dựng - Hitobashira.

Bức tranh về một người đàn ông hi sinh bản thân để xây đập.
Bức tranh về một người đàn ông hi sinh bản thân để xây đập. Ảnh: Thị trấn Fujisakicho
Những thầy tu Aztec đang hiến tế một người đàn ông.
Những thầy tu Aztec đang hiến tế một người đàn ông.
Ảnh: History
Lỗ Ban – người được xem là nghĩ ra cách chôn người để đảm bảo an toàn cho các công trình.
Lỗ Ban – người được xem là nghĩ ra cách chôn người để đảm bảo an toàn cho các công trình. Ảnh: historicmysteries

Không chỉ Nhật Bản, mà một số quốc gia Đông Á và Đông Nam Á cũng tồn tại tập tục này, nổi tiếng nhất là ở Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng việc thực hành Da sheng zhuang lần đầu tiên được đề xuất bởi Lỗ Ban - bậc thầy thợ mộc, thợ xây dựng và nhà phát minh từ triều đại nhà Chu (1050 – 771) trước Công nguyên.

Lỗ Ban – người được xem là nghĩ ra cách chôn người để đảm bảo an toàn cho các công trình.
Lỗ Ban – người được xem là nghĩ ra cách chôn người để đảm bảo an toàn cho các công trình. Ảnh: historicmysteries

Người ta tin rằng việc di chuyển đất trong quá trình xây dựng các công trình kiến ​​​​trúc lớn đã phá hủy phong thủy của vùng đất, điều này sẽ khiến hồn ma của những cá nhân bị chết oan tức giận. Những linh hồn giận dữ sẽ gây ra tai nạn hoặc phá bỏ công trình xây dựng của bất cứ thứ gì đang được xây dựng trên địa điểm.

Về cốt lõi, da sheng zhuang được coi là một cách để xoa dịu những linh hồn tức giận nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu số vụ phá hủy hoặc thương tích trong quá trình xây dựng công trình kiến ​​trúc lớn. Linh hồn của người hiến tế sẽ bảo vệ công trình kiến trúc khỏi bị lũ lụt, thiên tai hoặc sự tấn công của kẻ thù.

Hủ tục này còn có tên gọi Myosade ở Miến Điện, hay Tumbal proyek ở Indonesia. Giới tính, độ tuổi và số lượng người cần thiết để hiến tế khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng giờ đây điều này được coi là vô nhân đạo và không được thực hiện.

Ghi chép đầu tiên về HITOBASHIRA

Giả thiết về sự xuất hiện của Hitobashira, được tìm thấy trong Nihon Shoki (Biên niên sử Nhật Bản). Câu chuyện trong Nihon Shoki về Hitobashira kể về Thiên hoàng thứ 16 của Nhật Bản – Thiên hoàng Nintoku.

Trong câu chuyện này, sông Kitakawa và sông Mamuta dâng nước cao khiến người dân không thể ngăn lũ lụt. Lúc này, Thiên hoàng có một giấc mơ kì lạ, trong mơ nói rằng cần phải kiếm một người tên là Kowakubi từ tỉnh Musashi và một người khác tên là Koromino-ko từ tỉnh Kawachi. Hai người này sẽ được hiến tế cho các vị thần của sông Kitakawa và Mamuta để ngăn chặn lũ lụt.

Hai người, Kowakubi và Koromano-ko, bị bắt và đưa xuống sông. Kowakubi là người đầu tiên bị ném xuống sông Kitakawa trong khi những người khác ở bên bờ sông cầu nguyện.

Những chiếc hòm được chôn ở dưới một cây cầu, được cho là của những người hiến tế để xây cầu vào thời xưa.
Những chiếc hòm được chôn ở dưới một cây cầu, được cho là của những người hiến tế để xây cầu vào thời xưa. Ảnh: sina
Thiên hoàng Nintoku có một giấc mơ về việc hóa giải lũ lụt.
Thiên hoàng Nintoku có một giấc mơ về việc hóa giải lũ lụt. Ảnh: Wikipedia

Koromomo-ko nhờ vào trí thông minh của mình đã thoát được án tử. Anh ta mang theo hai quả bầu, ném xuống sông và nói: “Tôi đến đây để hy sinh mạng sống của mình để giúp dân làng tránh khỏi tai họa. Nếu thần muốn mạng sống của ta, hãy đánh chìm những quả bầu này để chúng không thể nổi lên nữa. Tôi tự nguyên dâng hiến bản thân mình cho thần”.

Khi đó, một cơn gió nổi lên dường như muốn nhấn chìm những trái bầu, nhưng chúng vẫn nổi. Khi gió tan, dòng sông trở nên bình lặng, nước không còn dâng lên và Koromino-ko đã cứu mạng chính mình.

Thiên hoàng Nintoku có một giấc mơ về việc hóa giải lũ lụt.
Thiên hoàng Nintoku có một giấc mơ về việc hóa giải lũ lụt. Ảnh: Wikipedia

Nhà sử học và chuyên gia nghệ thuật Nhật Bản Noritake Tsuda đã viết rằng những câu chuyện này được coi là thần thoại và truyền thuyết dân gian. Thêm vào đó, theo mốc thời gian, Nihon Shoki được viết sau câu chuyện của Hitobashira bốn thế kỷ, khiến nguồn gốc của câu chuyện bị nghi ngờ.

Một truyền thuyết khác về Hitobashira đến từ người Aihara ở tỉnh Buzen. Một lần nữa, sông Yamakuni dâng nước đã khiến khu vực quanh đó bị ngập lụt hàng năm. Những người đàn ông cầu nguyện cho ngôi đền trong một tuần, cả ngày lẫn đêm, nhưng dòng sông vẫn bị ngập lụt. Vì kế hoạch đó không thành công, họ quyết định cần phải hiến tế người, nhưng không ai trong làng muốn tình nguyện hiến tế.

Nghi thức Hitobashira.
Nghi thức Hitobashira. Ảnh: amusingplanet

Yuya-danjo Motonobu, người quản lý một ngôi đền địa phương đề xuất rằng anh ta và sáu người khác cởi quần của họ và ném chúng xuống sông. Quần của ai bị chìm sẽ là người hy sinh. Những người đàn ông đã làm đúng như vậy nhưng chiếc quần duy nhất bị chìm thuộc về Yuya-danjo, và ông nhanh chóng bị hiến tế cho vị thần của dòng sông.

Những truyền thuyết khác về HITOBASHIRA

Thời gian trôi qua, ý nghĩa thực sự đằng sau Hitobashira đã mất đi và những câu chuyện rùng rợn bắt đầu hình thành. Các truyền thuyết có xu hướng kể một câu chuyện rằng các tòa nhà có vật hiến tế ẩn bên trong đã bị ám ảnh bởi linh hồn của những người đó.

Nằm dưới một số công trình kiến trúc xa xưa là những xác người dùng làm vật hi sinh.
Nằm dưới một số công trình kiến trúc xa xưa là những xác người dùng làm vật hi sinh. Ảnh: Yokai

【 Lâu đài Maruoka ở tỉnh Fukui 】

Nổi tiếng nhất là lâu đài Maruoka ở tỉnh Fukui. Khi các bức tường của lâu đài được xây dựng, không hiểu vì lý do gì mà chúng luôn sụp đổ, dù mọi người đã thử mọi phương pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ. Giải pháp duy nhất còn lại là cải thiện sự ổn định của lâu đài bằng cách hy sinh con người.

Một người phụ nữ tên Oshizu đồng ý trở thành Hitobashira. Bà được hứa rằng con trai bà sẽ trở thành một Samurai sau khi bà qua đời, nhưng sau đó, lãnh chúa của lâu đài đã bị chuyển đi và lời hứa không thể thực hiện được.

Nằm dưới một số công trình kiến trúc xa xưa là những xác người dùng làm vật hi sinh.
Nằm dưới một số công trình kiến trúc xa xưa là những xác người dùng làm vật hi sinh. Ảnh: Yokai
Lâu đài Maruoka được xây dựng với sự hy sinh của con người.
Lâu đài Maruoka được xây dựng với sự hy sinh của con người. Ảnh: amusingplanet

Hàng năm sau đó, con hào của lâu đài bị tràn khi những cơn mưa mùa xuân lớn kéo đến. Người dân Maruoka tin rằng điều này xảy ra là do sự báo thù của Oshizu, và gọi trận mưa này là “những giọt nước mắt đau buồn của Oshizu”. Sau đó, một đài kỷ niệm đã được dựng lên cho Oshizu bên trong khuôn viên lâu đài để trấn an tinh thần của bà.

【 Cầu Matsue Ohashi 】

Khi Horio Yoshiharu, vị tướng vĩ đại đã trở thành Daimyo của Izumo trong thời đại Keicho, công việc đầu tiên mà ông tiến hành đó là xây một cây cầu bắc qua sông. Tuy nhiên vì không có phần nền vững chắc để các cây cột có thể đứng vững mà phần trụ được xây vào ban ngày sẽ bị cuốn trôi vào ban đêm, việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến hao tổn nhân công cũng như vật liệu.

Sau đó, mọi người quyết định hiến tế con người để xoa dịu những linh hồn dưới lòng sông. Nhưng chọn ra ai thì cũng là vấn đề nan giải, về sau họ quyết định rằng người đàn ông đầu tiên được nhìn thấy mặc Hakama không có Machi (một loại vật liệu cứng để giữ cho các nếp gấp của quần áo được vuông góc và trông ngay ngắn) thì sẽ trở thành Hitobashira.

Đài tưởng niệm dưới chân cầu Matsue Ohashi.
Đài tưởng niệm dưới chân cầu Matsue Ohashi. Ảnh: wikipedia

Một người đàn ông tên là Gensuke, sống trên phố Saikamachi, đi qua cầu mà mặc Makama không Machi đã bị đem đi hiến tế. Gensuke bị chôn sống dưới lòng sông bên dưới vị trí của cây cột giữa, nơi dòng nước chảy xiết nhất, và sau đó cây cầu đứng vững trong suốt 300 năm. Để tưởng nhớ về sự hi sinh này, cột chính giữa của cây cầu được đặt tên “Gensuke-bashira” theo tên của ông. Nhiều người đến nay vẫn còn e dè việc ghé thăm thị trấn do có tin đồn rằng cần một người mới hi sinh để tiếp tục duy trì sự an toàn của cây cầu.

Ảnh: livedoor
Ảnh: livedoor

【 Câu chuyện về Hiji 】

Năm 1331, một người đàn ông tên là Toyofusa Utsunomiya phụ trách việc xây dựng Lâu đài Oosu. Nhưng vì lý do nào đó mà họ gặp khó khăn trong việc xây dựng bức tường đá. Cuối cùng, một cô gái trẻ tên Ohiji đã được chọn trở thành vật hiến tế.

Ảnh: livedoor
Ảnh: livedoor

Là một phần của thỏa thuận, trong di chúc của mình, cô ấy yêu cầu dòng sông chảy qua khuôn viên lâu đài được đặt theo tên của cô ấy. Vì vậy, Hiji Kawa - sông Hiji, đã được chọn để đặt tên cho con sông.

Điều này được cho là có tác dụng xoa dịu tâm hồn cô. Nếu bạn đến Shikoku, bạn có thể tìm thấy sông Hiji và các hướng dẫn viên du lịch cũng kể câu chuyện về sự hy sinh của cô ấy.

Ngoài ra còn có những truyền thuyết khác về Hitobashira, trong số đó có đề cập đến việc lựa chọn những Miko – Vu nữ để làm vật hi sinh trong nghi lễ.

Khi đến thăm Nhật Bản, bạn có thể tìm thấy những viên đá có tên của những người đã hy sinh cho Hitobashira tại các ngôi đền, lâu đài hoặc các công trình kiến ​​trúc khác. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và họ tìm thấy hài cốt của con người bên trong các cột trụ của các công trình khác nhau, cho thấy truyền thống này không chỉ là một huyền thoại đô thị mà có xảy ra ở Nhật Bản cổ xưa.