DHS Lâm Nhi: “Tôi muốn tạo ra một thế hệ thay đổi”

Bài: Inako/ Ảnh: nhân vật cung cấpOct 6, 2017

Đó là những chia sẻ đầy hoài bão của bạn Đỗ Ngọc Lâm Nhi (25 tuổi), hiện đang là sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Văn hóa Nhật Bản hiện đại, Đại học nữ sinh Kwassui (Nagasaki). Sau khi tốt nghiệp vào tháng 3/2018, trở về Việt Nam và mở trường Nhật ngữ kiêm tư vấn du học chính là ao ước mà bấy lâu nay Nhi hằng ấp ủ.
Đỗ Ngọc Lâm Nhi

(Ảnh: NVCC)

Ao ước trở thành tấm gương cho những thế hệ sau 

Như những người yêu thích Nhật Bản khác, ngay từ nhỏ Nhi đã say mê Anime. Thêm vào đó, biết Nhật Bản là đất nước không chỉ phát triển về kinh tế còn về dịch vụ, từ những năm cấp 2 Nhi đã ao ước đặt chân đến Nhật để thực hiện giấc mơ du học của mình. May mắn được bố mẹ chắp cánh ước mơ, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Nhi đã theo học tiếng Nhật cấp tốc trong vòng 3 tháng để lấy được bằng N4, sau đó gói ghém hành trang sang học tập tại một trường đào tạo tiếng Nhật thuộc tỉnh Fukuoka. 
Sau 1 năm trau dồi ngôn ngữ, Nhi thi vào một trường đào tạo nghề (Senmon gakko) chuyên về ngoại thương và mất 2 năm để hoàn tất chương trình học. Sau đó Nhi tiếp tục thi tuyển vào Đại học nữ sinh Kwassui tại Nagasaki với ao ước được sở hữu một tấm bằng đại học trong tay.
Đỗ Ngọc Lâm Nhi
Lâm Nhi (đầu) cùng bạn bè tại Megane-bashi – một trong những kiến trúc độc đáo tại Nagasaki (Ảnh: NVCC)

Phải mất 5 năm và đi qua 3 ngôi trường mới lấy được bằng đại học, cô bạn sinh ra và lớn lên tại Đồng Nai cho rằng việc lãng phí thời gian này là do ngay từ đầu mình đã không được định hướng tương lai. Trước tình trạng các trường Nhật ngữ, trung tâm tư vấn du học đều đổ dồn về các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Nhi cho rằng điều này dẫn đến nhiều thiệt thòi cho học sinh ở các tỉnh thành nhỏ khi không được tiếp cận nền giáo dục ngoại ngữ hoàn thiện. Vốn có nguồn hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ từ gia đình và kết giao được nhiều mối quan hệ trong quá trình học tập tại Nhật Bản, Nhi luôn ấp ủ hoài bão có thể trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để mở trung tâm Nhật ngữ và tư vấn du học – xuất khẩu lao động tại Đồng Nai quê hương mình. Tại đây, bạn sẽ tạo điều kiện để học viên được trau dồi tiếng Nhật, văn hóa và lối sống quy củ của người Nhật, đồng thời hỗ trợ đưa nguồn nhân lực Việt Nam sang Nhật Bản, trở thành cầu nối giữa hai nước Nhật Bản – Việt Nam. 
Đỗ Ngọc Lâm NhiNgoài việc học, Nhi (giữa) còn tham gia nhiều hoạt động xã hội. Trên bàn là những chiếc túi mà các bạn tự thiết kế để ủng hộ những người khuyết tật (Ảnh: NVCC)

Nhưng không chỉ mời gọi người khác đến với mình, Nhi còn mong muốn có thể liên kết với các trường cấp 3 trong tỉnh để mở các giờ hướng nghiệp cho học sinh khối lớp 12, dựa trên kinh nghiệm của bản thân để hướng dẫn các em chọn lựa đúng tương lai cho mình. Nhi cho biết: “Trước đây, đàn chị dạy mình tiếng Nhật ở Việt Nam là một người cực kỳ giỏi, cũng tốt nghiệp từ trường Đại học nữ sinh Kwassui và hiện tại đã mở được 3 công ty. Trước một người giỏi giang như vậy, mình tự nhủ nhất định không được thua kém đàn chị, rằng bản thân cũng phải nỗ lực để trở thành tấm gương cho những thế hệ kế tiếp noi theo”.
Đỗ Ngọc Lâm NhiTuy trong thời gian du học đã kinh qua rất nhiều trải nghiệm “cay đắng” như: suốt cả tuần mà trong túi không có một đồng nào, lần đầu tiên đi làm thêm lại gặp những khách hàng xấu… nhưng Lâm Nhi (trái) vẫn cho rằng du học là một quyết định vô cùng đúng đắn của mình (Ảnh: NVCC)

Đỗ Ngọc Lâm Nhi

Nhờ du học, từ một cô gái trẻ không biết gì đến ngay cả nấu ăn, giờ đây Nhi đã tự lập và trưởng thành hơn rất nhiều (Ảnh: NVCC)

Quá trình thi đại học và giành học bổng với tỉ lệ chọi cực cao

Để được thành công như hôm nay, ít ai biết rằng cô bạn Lâm Nhi cũng đã từng trải qua những ngày tháng vô cùng “gian khổ”. Được biết, Đại học nữ sinh Kwassui mà Nhi ôm mộng thi vào là một ngôi trường tư thục có cơ sở vật chất hàng đầu, điều kiện và trình độ sinh viên cũng thuộc top cao. Theo quy định chung, để thi tuyển vào đại học Nhật, du học sinh phải trải qua 2 kỳ thi là Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và kỳ thi tuyển riêng do mỗi trường tổ chức. Dù đã được đảm bảo 100% cơ hội việc làm với tấm bằng Senmon gakko trong tay, nhưng với giấc mơ đại học và ý chí cầu tiến không ngừng, Nhi vẫn sẵn sàng bước vào đường đua để đương đầu với những thử thách mới.  
Đại học nữ sinh KwassuiĐại học nữ sinh KwassuiMột góc Đại học nữ sinh Kwassui tại Nagasaki. Ngôi trường nổi tiếng với bề dày lịch sử 138 năm, phong cách kiến trúc độc đáo thuộc top những công trình cần được bảo tồn tại Nagasaki (Ảnh: Đại học nữ sinh Kwassui)

Nhi chia sẻ về quá trình luyện thi đại học của mình: “Kỳ thi du học Nhật Bản có áp lực rất cao vì kết quả của kỳ thi sẽ quyết định nguyện vọng chọn trường của mình. Thông thường nếu đạt từ 280 điểm trở lên thì hoàn toàn có thể yên tâm bước vào trường công lập. Mình thi đạt 335 điểm nhưng vẫn chọn trường tư thục Kwassui vì đây là một ngôi trường có cơ sở vật chất tốt và có chế độ miễn giảm 50% học phí cho du học sinh. Kỳ thi tuyển của trường gồm có 2 vòng là thi viết luận và phỏng vấn. So với EJU thì kỳ thi này không tạo áp lực lắm nên mình đã vượt qua rất dễ dàng”. Như vậy, theo chương trình liên thông các trường học tại Nhật, Nhi đã được tuyển thẳng vào học năm thứ 3 tại Đại học nữ sinh Kwassui, bước sang trang mới của cuộc đời.
Nhà nguyệnNhà nguyện, nơi sinh viên tham dự các giờ dạy về Thiên chúa giáo bắt buộc tại trường. Vì gia đình Nhi không theo đạo nên ban đầu cô bạn cũng khá “vất vả” với những tiết học này. Tuy nhiên Nhi vẫn nhận thấy một trong những “chức năng” nổi bật của giờ học là rèn luyện đạo đức cho sinh viên (Ảnh: Đại học nữ sinh Kwassui)
Đỗ Ngọc Lâm NhiMột góc nhỏ của nhà ăn tại trường. Nhi cho biết mình vẫn thường cảm thấy “lạc lõng” vì vây quanh đều là những người có gia cảnh “khủng” (Ảnh: Đại học nữ sinh Kwassui)

Với Nhi, việc đăng ký giành học bổng Rotary – chương trình học bổng trợ cấp sinh hoạt phí trị giá 100,000 yên/tháng dành cho du học sinh nước ngoài – gần như đã tạo ra bước ngoặt cho cuộc sống du học của bạn. Trong tổng số 14 người giành được học bổng trên địa bàn 2 tỉnh Nagasaki và Saga, Nhi là đại diện duy nhất đến từ Đại học nữ sinh Kwassui. Nhi dành cho Hội học bổng nhiều tình cảm bởi hàng tuần hội đều tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các học sinh với nhau, giúp Nhi có cơ hội thường xuyên được đứng trước đám đông để phát biểu suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề, ngày càng trở nên dạn dĩ. Bên cạnh đó, việc được tiếp cận với những người giỏi giang, thành đạt cũng giúp bạn thay đổi suy nghĩ của mình, không còn giữ lối tư duy như trước nữa.
Hội học bổng RotaryHội học bổng RotaryHội học bổng Rotary Lâm Nhi cùng các thành viên trong Hội học bổng Rotary tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa (mọi thứ đều được tài trợ) (Ảnh: NVCC)

Khi được hỏi về “bí kíp” để trở thành người đặc biệt giành được suất học bổng, Nhi không ngần ngại chia sẻ: “Đầu tiên, để trở thành 1 trong 3 người được chọn đi phỏng vấn, bạn không chỉ phải có bảng điểm học tập “đẹp” mà còn phải nộp kèm 2 bài tiểu luận theo những chủ đề được yêu cầu như “Tại sao bạn lại đến Nhật? Cuộc sống tại Nhật thế nào?” và “Kế hoạch tương lai của bạn là gì?”. Nếu bài tiểu luận gây được ấn tượng, bạn sẽ được chọn để tham dự vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, trong khi đợi đến lượt phỏng vấn, bạn vẫn bị bắt phải ngồi tại chỗ viết thêm một bài luận khác là “Sơ lược về tính cách bản thân”. Nhiều người cho rằng bài tiểu luận này chỉ là thứ yếu, kết quả phỏng vấn mới quan trọng, nhưng mình lại không nghĩ như vậy. Vì chính thông qua tiểu luận này mà hội đồng mới hiểu được nhân cách của bạn và quyết định sẽ trao học bổng hay không”. 
Đại hội khu vực do Hội học bổng Rotary tổ chứcĐại hội khu vực do Hội học bổng Rotary tổ chức

Đại hội khu vực do Hội học bổng Rotary tổ chức Lâm Nhi (áo dài) tham dự Đại hội khu vực do Hội học bổng Rotary tổ chức (Ảnh: NVCC)

Yêu lắm vùng đất Nagasaki

Trong gần 5 năm học tập tại Nhật, Nhi đã từng gắn bó với hai vùng đất là Fukuoka trong 3 năm và Nagasaki trong gần 2 năm. Khi so sánh về tính cách con người hai nơi, Nhi cho biết mình thích người Nagasaki hơn bởi sự tốt bụng, thân thiện và chất phác của họ. Đặc biệt, người Nagasaki rất quý mến người Việt Nam. Người ở chỗ làm thêm của Nhi thường nhận xét rằng người Việt Nam “chăm chỉ và có trách nhiệm”, có khi họ tin tưởng và giao cả chìa khóa cửa hàng cho mà không sợ bị lấy trộm đồ. 
Lâm Nhi và các đồng nghiệp tại chỗ làm thêmLâm Nhi và các đồng nghiệp tại chỗ làm thêm (Ảnh: NVCC)

Thầy cô trong trường thì luôn luôn quan tâm, lắng nghe và quan sát thực lực học sinh của mình. Nhi kể lần Kumamoto gặp động đất lớn, cả Nagasaki cũng chịu ảnh hưởng nhẹ, thầy cô lập tức gọi điện hỏi thăm từng học sinh dù cho khi ấy là nửa đêm. Bạn bè trên lớp cũng rất thân thiện, khi thấy bạn không hiểu bài thì đều hướng dẫn lại nhiệt tình. 
Nhi đặc biệt yêu thích nền văn hóa “Wakaran” (和・華・蘭) – tức nền đa văn hóa hòa trộn giữa nét Nhật, Trung Quốc và Hà Lan ở Nagasaki. Chính sự đa văn hóa này đã mang đến cho Nagasaki rất nhiều lễ hội đặc sắc trong năm, nền ẩm thực phong phú với nhiều món ngon như mì Champon, bánh Castella, cơm cà ri,… cùng những tụ điểm ăn uống như khu phố Trung Hoa… 
Ẩm thực NagasakiVào những ngày nghỉ, Nhi rất thích được đi ăn uống cùng bạn bè (Ảnh: NVCC)
khu phố Trung HoaĐại học nữ sinh Kwassui nằm rất gần khu phố Trung Hoa. Vào dịp Tết âm lịch, tại đây có treo rất nhiều lồng đèn rực rỡ và độc đáo (Ảnh: NVCC)
lâu đài Shimabaralâu đài ShimabaraKhám phá và trải nghiệm tại lâu đài Shimabara (Ảnh: NVCC)
suối nước nóng UnzenDu lịch tại suối nước nóng Unzen (Ảnh: NVCC)
suối nước nóng Unzensuối nước nóng Unzen

suối nước nóng Unzen

suối nước nóng Unzen

suối nước nóng UnzenĐi tàu và ngắm cá heo trên biển rất thú vị (Ảnh: NVCC)
suối nước nóng UnzenÍt khi nào nhớ nhà dù đã học tập tại Nhật Bản nhiều năm, thế nhưng mỗi khi đi ngang qua bến cảng từ trường về, nhìn thấy con tàu viễn dương ngân lên những tiếng còi tàu ở xa xa, Nhi luôn cảm thấy lòng buồn nơm nớp và nhớ về quê nhà (Ảnh: NVCC)

Cùng đọc bài viết với nhan đề “日本に来た私”, được Lâm Nhi viết nhân dịp tham dự Cuộc thi viết luận thanh niên sinh viên Việt Nam lần 2 năm 2017:

幼い頃、私の母国で日本のアニメが流行していました。私も好きな日本のアニメ、名探偵コナンが始まる前からテレビの前に座り、楽しく観ていました。その時、日本のアニメの中の、美しい景色に感心しました。  
五年前日本に来た私は何も知らず、日本人の考え方も、料理をすることも、何もできませんでした。それでカルチャーショックを受け、ホームシックになり、非常に大変でした。 
しかし努力して、日本語を勉強しながらバイトをし、毎日生活を送っています。そして様々な国の友達ができ、バイトでコミュニケーションも取れています。 
現在、私は大学4年生になりました。今では日本の文化や日本の習慣に慣れ、日本に来たこと後悔しておらず、ずっと日本の事が好きです。 
私が日本に来て気づいたことがいくつかあります。 
まず、日本人には謙虚な人が多いということです。例えば何かを決める時や選ぶ時に‘なんでもいいですよ。‘と言います。相手から褒められた時も‘いいえ、そんな事はありません。’‘いいえ、まだまだです。’と言う人が多いです。 
次に、日本人は目立つことを避けるということです。‘皆が同じことをします。’例えば授業中問題が分かっても手を上げません。 そして、バイトのとき笑顔と挨拶が大事だということです。(特にサービス業)例えばコンビニに入ると、レジにいる店員さんだけではなく、売り場で商品を並べている店員さんもいらしゃいませと大きい声で呼び掛けます。 
また、バイト先で一番興味深いと感じたことは家族の間でもお礼の言葉を言い、いつも感謝の気持ちを持っているということです。日本人はどこでも誰にでも‘すみません、ありがとう‘と言い食べる前や後に‘いただきます。ご馳走様です‘と言います。しかし、ベトナムはそういう習慣がありません。 
最後に、ルールをきちんと守るということです。深夜小さい交差点で車が通っていなくても、赤信号をちゃんと守って待っている人がいます。 
ベトナムと日本の違うところは、日本は縦社会の考え方が強い国だというところだと思います。なぜなら日本は先輩と後輩の関係、先生と学生の関係、上司と部下の関係がはっきりしていますが、ベトナムでは年上か年下かという年齢が重要だからです。 
日本人から学んだ福祉、謙虚、思いやり、公共心、おもてなし精神、現在学校で勉強していることを生かして日本で実際に学んでいること、体験したことは将来,仕事をする上で,大きな財産になると確信しています。   
日本には男が仕事、女は家事、育児、買い物という意識が強いですが、そういう意識は改めたほうがいいと思います。私は,いい妻であり、なおかつ社会にも役立つ人になりたいという意識を強く持っています。将来結婚しても自分の仕事をしたいと考えています。私は21世紀のgirl (女性)だからこそ、独立すべきだと思います。 
日本に来ることが出来たのは父母のお陰で、先生から知識をいただき、日本で自分が体験でき、成長することができたことに心から感謝を申し上げます。この経験は、私の人生における貴重な1ページだと考えています。帰国しても、日本で学んだことや感じたことを大事にして、これからの人生で活かしていきたいと思います。そして、日本で受けた日本の方々の親切さや大切さ、熱意をベトナムの人達にできるだけ広く伝えたいと思います。

Tìm hiểu thêm về các trường đại học tại Nagasaki: nagasaki.kilala.vn/university.html

Inako/ kilala.vn

Tìm hiểu thêm về các trường đại học tại Nagasaki

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU